Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Mon May 13, 2024 6:31 am

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Rượu bia ký sự

+2
dangphuong
bệ phóng
6 posters

Go down

Rượu bia ký sự Empty Rượu bia ký sự

Bài gửi by bệ phóng Thu Dec 16, 2010 8:59 pm

CHÚNG TÔI LÀ..

Rượu bia ký sự 13527995-4ce

Mặc dù được sinh ra trong giòng hoàng tộc.., mặc dù được chăm sóc kỹ lưỡng.., nhưng giòng họ chúng tôi lại khá là bình dân và gần gũi. Người ta thường dùng chúng tôi để dâng cúng thần linh,.. Sau các nghi lễ thì dùng chúng tôi để mời nhau tỏ lòng kính trọng, dùng chúng tôi trong các buổi lễ tang, hôn, hiếu, hỷ.. và họ đặt cho chúng tôi cái tên rất thân mật là “nước mắt quê hương”. Ngay cả cái tên “rượu đế” cũng đã là thân thiện rồi.
Do một hoàn cảnh đặc biệt, tôi bị nằm trong một cái chai, rồi thì bị quên lãng.. Trải qua bao nhiêu năm tháng cùng những thăng trầm lịch sử, đã đi qua bao thời đại, rồi lại bị lăn lóc qua bao nhiêu là vùng miền,.. tôi đã chứng kiến bao nhiêu là vật đổi sao dời, bao nhiêu là tiếng ca tụng và cũng biết bao nhiêu là lời phê phán... Họ mượn chúng tôi để làm giàu bằng những hợp đồng béo bở và cũng chính chúng tôi đã làm cho bao gia đình tan nát.. Họ mượn chúng tôi để ngả vào vòng tay và cũng chính chúng tôi đã gây ra bao nhiêu là máu đổ..
Một mong ước của tôi là đem những điều mình đã nghe thấy, những mảnh đời của anh em họ hàng, những kinh nghiệm và cả những cuộc chiến của rượu với cơ thể, về những anh em rượu công nghiệp, rượu mùi.. bày nhan nhản trong các dịp tết, để rồi gom góp mà lưu lại như là một ký sự.
Thực ra thì họ hàng rượu nhà chúng tôi đã xuất hiện trên hành tinh nầy là khá sớm, chúng tôi đã biến những quả chín thừa thải trên mặt đất thành các đơn chất dễ phân hủy, góp phần làm sạch môi trường sống cho các loài sinh vật khác.
Ngay từ thời kỳ cổ đại, dù chỉ là “hái lượm”, con người đã phát hiện ra chúng tôi với khả năng tạo hưng phấn, giảm đau.. và chúng tôi được nhanh chóng sử dụng như là một phần của sự thiêng liêng, dùng cho cúng tế, lên đồng..
Một sự trùng hợp khác là khắp mọi nơi trên thế giới, bằng nhiều cách khác nhau, bằng nhiều nguyên liệu khác nhau,.. giòng họ rượu bia chúng tôi luôn có vị trí đặc biệt. Cụ thể như Âu Mỹ làm rượu từ nho mà người Trung Quốc gọi là “bồ đào” thì VN làm từ nếp. Mông Cổ có rượu sữa ngựa thì TQ có Nữ nhi hồng. Liên Xô có Voska, Nhật có rượu Saké, thì VN có rượu Cần, rượu đế..
Với các nước Á đông như VN, TQ, rượu không chỉ để uống cho say mà là tinh tùy của thiên nhiên, người ta dùng nó để hiến cúng thần linh, để “tẩy uế” trong các buổi tế lễ.. Còn với đông y thì người ta dùng rượu để sát trùng, để “dẫn thuốc”, nhất là các loại thuốc bổ, thuốc thoa ngoài da.. Thậm chí trước kia người ta còn dùng rượu như là gây mê cho một vài ca mổ đặc biệt, và “túy quyền” vẫn còn được nhiều người ái mộ.
Nếu như anh hùng kiểu Mỹ gắn liền với điếu xì-gà thì anh hùng kiểu Tàu gắn liền với “bầu rượu nóng” hay “ngàn cân không say”.. Có lẽ vì quá nhiều công dụng, nên con người đã lạm dụng chúng tôi quá đáng đến mức chúng tôi phải bị bao nhiêu là nghiên cứu để bài xích thật là gay gắt..
Trong một dịp khác thì tôi sẽ kể cho các bạn nghe một vài bí mật về người em họ của tôi, kẻ gây ra bao nhiêu là độc hại...
Rượu bia ký sự 99480
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by dangphuong Sat Dec 18, 2010 10:25 am

Tại sao lại gọi là "rượu đế"?
Chữ đế có phải là vua? Vua của lòai rượu?
dp
Rượu bia ký sự 45170
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by ntd Sat Dec 18, 2010 12:44 pm

Theo tui nghe nói, thời Pháp thuộc, nấu rượu bằng phương pháp thủ công thì bị cấm, nên các bác ta ở thôn quê lén lút nấu một thứ rượu chiết xuất từ gạo (Nhà nước lúc bấy giờ gọi là rượu lậu). Vì bị cấm và bắt bớ nên người ta không dám nấu ở trong nhà, mà trốn ra ngoài bờ đê, bờ ruộng ngoài đồng vắng, và núp vào mấy đám nga, bụi đế, mọc um tùm. Từ đó tên rượu Đế xuất hiện theo truyền khẩu dân gian. (nói theo Lão Tế là... hổng biết phải vậy hông nữa). Rượu bia ký sự 349206
ntd
ntd

Tổng số bài gửi : 6797
Join date : 14/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by bệ phóng Sat Dec 18, 2010 4:11 pm

Cái dzụ nầy hổng chừng NTD đúng ah.. bởi vì chữ đế đây hổng phải là vương tước gì mà là từ dân gian thui.. Rượu bia ký sự 791733
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG

Bài gửi by bệ phóng Sat Dec 18, 2010 6:42 pm

Rượu bia ký sự Chairuou
Tôi vốn được sinh ra ở những nơi “ngọt ngào”, nói chính xác là ở môi trường có độ ngọt và ẩm vừa đũ, nhờ một loại nấm men luôn tồn tại trong không khí, kể cả chất bột đã chín thì men cũng có thể biến bột thành đường để rồi rượu như chúng tôi được tạo thành. Để đi vào sản xuất thì người ta phải nhân nấm men giống lên rồi bán ra thị trường gọi là “men cái” chứ không thể trông chờ vào nấm men trong không khí.
Các nhà khoa học gọi chúng tôi là “etylic”, còn trước kia người ta gọi chúng tôi là “Alcol” và giờ gọi là “cồn”. Vốn là một chất lỏng không màu, mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước, chúng tôi chỉ sôi ở 80°C và rất háo nước. Chúng tôi có thể tan trong nước ở bất cứ nồng độ nào đến mức người ta không thể nào tách được chúng tôi 100% nguyên chất. Có được 98% thì đã xem như là “cồn tinh luyện” và chính vì vậy mà chỉ số phần trăm dùng làm thước đo chúng tôi. Thí dụ người ta nói rượu 40° tức là chai rượu đó có 40% là tinh chất etylic, còn lại là nước và các chất khác.
Khi lên men tự nhiên như trong nước nho hay các loại trái cây khác thì chúng tôi chỉ đạt từ 5° đến 7° mà thôi. Nhờ độ sôi khác nhau, để nâng cao nồng độ thì người ta phải dùng phương pháp chưng cất, duy trì nhiệt độ 80°C để tách chúng tôi ra khỏi nước và các chất khác.
Nhưng không đơn giản như vậy, bên cạnh etylic tinh luyện như giòng họ nhà tôi, còn vô số những anh em họ như Aldehyd, Furfural, Metanol, Buthanol... cũng có độ sôi gần với chúng tôi, luôn đồng hành cùng chúng tôi, nhưng lại vô cùng độc hại, họ sẽ gây cho các bạn nhức đầu, khát nước, khô cổ...
Sở dĩ tôi phải giới thiệu dài dòng về gia phả của mình là để các bạn hiểu rằng kẻ gây ra tội “ngộ độc rượu” là kẻ khác, nhưng loại những kẻ đó ra thật không dễ dàng gì và chúng tôi đành phải mang tiếng chung với họ.
Còn một yếu tố độc hại khác trong thời kỳ công nghiệp nầy, nguyên liệu để tạo ra chúng tôi là rỉ đường...
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by tiểuthơ Sun Dec 19, 2010 7:00 am

Trong này Lão Tế chỉ nói đến độ sôi vậy còn độ đông đặc?Một điều lạ rất ít người biết , độ đông của chất cồn rất thấp.TT(nick mới) đã làm một "thí nghiệm" nhỏ : Bỏ một chai rượu đế thường khoảng 35độ vào ngăn đá của tủ lạnh(-5 đến-15 độ) cả đêm không đông lấy ra vẫn uống được.

tiểuthơ

Tổng số bài gửi : 898
Join date : 20/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by dangphuong Sun Dec 19, 2010 7:59 am

Thấy bài viết này cũng khá đầy đủ, nên rinh về đây... nhậu với Lão Tế.
Rượu Đế Trong Dân Gian Tây Nam Bộ Dưới Góc Nhìn Văn Hóa



1. Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ởđâu, song nói về
rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả các dân tộc
trên thế giới đều có. Ở Việt Nam, rượu gắn với sinh hoạt cộng đồng, với
các nghi lễ, hội hè, đình đám, với những lời thề ước, nhưng nếu uống
rượu quá đà cũng gây nhiều phiền lụy... Chính vì vậy, chẳng biết tự bao
giờ, rượu đã đi đời sống văn hóa của người bình dân và bằng cách này hay
cách khác nó đã tồn tại trong cộng đồng người Việt nói chung, trong đó
có người dân đồng bằng sông nước Cửu Long.


Rượu bia ký sự Ruoudegoden4




Theo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nxb Giáo Dục, H. 2006, phần được coi là Tây Nam
Bộ có diện tích khoảng 4.000 km2, chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số đảo (lớn nhất là
đảo Phú Quốc) cùng một vài dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang.
Lịch sử hình thành vùng đất này gắn liền với bước chân những người đi
mở cõi thế kỷ XVII – XVIII
Tới đây xứ sở lạ lùng Con chim kêu cũng sợ con cá vùng cũng kinh
Gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày thức uống của họ ngoài nước mưa,
nước giếng, họ còn dùng trà hay các thứ rễ cây, lá cây pha nước để giải
khát. Rượu cũng là loại đồ uống không thể thiếu đối với người lao động
bình dân. Rượu là đồ uống, nhưng không phải là nước, chức năng của nó
không đơn thuần chỉ là giải khát, và đương nhiên rượu cũng được chế biến
kỳ công hơn là nước có sẵn từ tự nhiên. Xét về góc độ văn hóa, rượu đã
tạo nên một đặc trưng thú vị!

2. Cách nấu rượu:

Để có được rượu ngon tuyệt hảo người ta phải chăm chút từng hạt nếp, cục
men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn
nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì nếp phải
''rặt'', tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Thường là nếp mỡ và nếp
mù u và nếp than đen tuyền, ... Sau khi chọn nếp ngon, đem nấu thành cơm
nếp, để nguội (còn âm ấm) thì rắc men vào (giã nhuyễn) vào ủ kín. Men
rượu nguyên thủy được mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị
thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm
nhãn lồng, trầu hương... Sau ba đêm, men đã lên, người ta chan nước vào ủ
kín lại như lúc đầu, để thêm ba đêm sau nữa thì nấu.
Lò nấu rượu đắp bằng đất sét. Cơm rượu được cho vào trã (loại nồi bằng đất
nung lớn), dùng rơm, rạ, cũi khô đun lên, hỗn hợp cơm rượu có nước bay
hơi, người ta cho hơi nước ấy gặp lạnh (nước lạnh này chứa trên cái diệm
sành) thì ngưng lại thành giọt rượu, cứ thế hứng vào chai, ve, can
nhựa, …
Lúc trước nấu bằng rơm, trấu nên phải mất cả ngày trời mới xong một mẻ rượu, nay nấu bằng than
đá nên nhanh hơn, chỉ cần khoảng 4 tiếng đồng hồ là xong (một tiếng đun
sôi, 3 tiếng chưng cất rượu).
Rượu lấy được lúc đầu gọi là rượu gốc, nước trong veo, cao độ, cứ thế dần về
sau nước rượu nhạt dần. Khi nấu xong, tùy theo yêu cầu và mục đích dùng
người ta pha “nước gốc” và “nước ngọn” chung vào nhau, cũng có khi để
nguyên rượu gốc mà dùng, hay pha thêm nước cho nồng độ lạt bớt đi!
Xin được nói thêm ngày nay, nhiều người đã thay nếp bằng gạo để nấu rượu,
chất lượng của loại rượu này đương nhiên thấp hơn so với nguyên thủy!

3. Tên gọi các loại rượu:

Rượu nấu bằng nếp như chúng tôi đã miêu tả nên tên gọi đầu tiên của nó là
rượu nép. Dân gian còn gọi bằng nhiều tên khác như rượu trắng, rượu đế,

Rượu trắng là dựa vào màu sắc của nước rượu. Cũng loại rượu ấy, nhưng nhiều người nấu nếp than (loại
nếp hạt đen) làm cơm rượu (xin nói thêm cơm rượu này cũng là cơm nếp
ngon, được vò viên tròn nhỏ cỡ đầu ngón chân cái, ủ men, chan nước
đường, dùng ăn chơi lũ nhàn nhã, thức ăn này có loại men riêng, còn “cơm
rượu” dùng để nấu rượu ít người “ăn nổi” bởi nồng độ men của nó “nặng”
hơn nhiều!), nghiền nát cho thêm nước có đường vào pha chung tạo thành
loại rượu có màu hồng sẫm, được gọi là rượu nếp than.
Rượu nếp than đậm đặc rồi chôn xuống đất, … mấy tháng đào lên uống rất ngon hơn nhiều lần, dân nhậu gọi là “lão tửu”!
Rượu trắng, rượu nếp than còn có những tên gọi khác: rượu đế, nước mắt quê hương!
Tên gọi rượu đế được nhiều bậc lão nông tri điền miệt này giải thích rằng:
Đầu thập niên 1860, Pháp đến xâm chiếm vùng Sài Gòn – Gia Định, sau đó
lấn dần toàn cõi Nam kỳ lục tỉnh. Chúng ngang nhiên “cấm người bản xứ
nấu rượu” nhưng lại buộc dân ta uống “rượu Tây!”. Bà con ta tất nhiên là
không chịu để bọn thực dân đô hộ lộng quyền nên quyết định … nấu rượu
lậu. Rượu lậu vừa rẻ lại vừa ngon hơn rượu của Nhà nước thực dân, cơm
rượu được cho vào các hủ sành rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế
ở xa nhà, hoặc khi thấy Tây đoan đến bắt, nghe động thì bê tất cả nồi
rượu, bình rượu chạy vội dấu dưới đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một
loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh, hay lau sậy mọc cao vút đầu.
Từ đó, dân gian gọi rượu này là rượu đế!
Nhưng xem ra không mấy bợm nhậu hiểu tường tần nguyên lai của hai tiếng rượu
đế này. Họ chỉ gọi rượu đế là rượu vua. Dân nhậu tự xưng là con Ngọc
Hoàng, mà con Ngọc Hoàng thì không phải sợ ai cả!
Hiu hiu gió thổi đầu non
Mấy thằng cha uống rượu là con Ngọc Hoàng
Đặc sản rượu đế có rượu đế Gò Đen. Gò Đen là một địa danh Bến Lức, tỉnh
Long An. Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Vì sao Gò Đen lại được
coi là ''đệ nhất tửu''? Truyền rằng, trước đây, dân Gò Đen nấu rượu bằng
tất cả cái tâm.
Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới
bắt đầu cất rượu. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết. Dân sành rượu thường
dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai
sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, bọt lại chậm tan.
''Mỹ tửu'' Gò Đen ''chinh phục'' người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi
khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm
khao khát lòng người uống.
Để đánh giá chất lượng rượu, người bình dân miệt này còn truyền tai câu hát:
Rượu ngon bởi vì men nồng
Người khôn bởi vị giống dòng mới khôn.
Rượu đế được đem ngâm với bìm bịp (một loài chim mà theo kinh nghiệm dân
gian là một phương thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương), gọi là rượu
bìm bịp, ngâm với con tắc kè (loài bò sát, đã được thẩm định là có chức
năng chữa bệnh gân cốt) gọi là rượu tắc kè, … Tương tự thế, rượu đế ngâm
với chuối hột (trái chuối hột chín, loại chuối rừng cho trái nhỏ, vỏ
dày, nhiều hột đen, được đem về ép phơi khô, nướng sơ qua lửa than rồi
cho vào keo đổ rượu đế vào ngâm) một tháng sau, rượu có màu đỏ au, gọi
là rượu chuối hột; rượu ngâm với rễ nhàu, hoặc trái nhàu chín tạo nên
màu vàng nhạt, gọi là rượu nhàu! (Nhàu ởđây còn được bợm nhậu chơi chữ,
uống vô … nhào luôn!)
Riêng rượu rắn thì có nhiều loại tam xà, ngũ xà, nhiều khi người sành điệu chỉ
ngâm trong hủ duy nhất một con … hổ mang chúa! Rượu ngâm thuốc bắc cũng
rất đa dạng, những năm gần đây dân miệt này cũng rất hảo loại … Minh
Mạng thang!
Ngoài những thứ rượu đế ngâm hoặc để nguyên chất uống, nhiều người còn ngâm rượu để bóp chân
tay, gân cốt, … thứ này không phổ biến, thường chỉ có các thầy thuốc
nam, hoặc các thầy dạy võ mới sử dụng!
4. Rượu trong lễ nghi, phong tục: đối với người miệt sông nước, bất cứ nghi lễ nào cũng không thể thiếu … rượu!
Đối với đời người, lễ đầy tháng, thôi nôi cho trẻ con mới sinh cũng dùng
rượu để cúng mười hai mụ bà, mười ba đức thầy, cầu mong cho trẻ mau lớn,
khỏe mạnh!
Trong lễ cưới, hỏi của nam nữ thanh niên, rượu luôn luôn có mặt. Cách đây gần thế kỷ, khi
đi mời khách đến dựđám cưới, đám hỏi, nhiều gia đình khá giả, hiểu lễ
nghĩa thường cho người mặc áo dài, chít khăn đóng, mang theo mâm trầu
rượu đến nơi thì kính cẩn rót rượu mời gia chủ và sau đó mới trình thưa
chuyện. Ngày nay, trong thiệp hồng báo tin vui, người ta vẫn dùng câu …
Vui lòng đến dự tiệc RƯỢU, chung vui cùng gia đình chúng tôi, …. Trong
mọi hoạt động lẽ nghi của đám cưới, đám nói, luôn luôn có một chiếc bình
nhỏ và hai chiếc chung nhỏ (gọi là mâm trầu rượu). Muốn nói gì, thưa
chuyện gì chủ lễ đều phải rót rượu để trình rồi mới thưa chuyện, …
Cũng từđó mà đôi tân lang tân giai nhân vui mừng ra mặt khi dâng chung rượu cho đấng sanh thành:
Rượu lưu li chân quỳ tay rót, Cha mẹ uống rồi nối gót theo anh. Trong lễ
tang, rượu cũng được dùng cúng tế, lễ cúng đám giỗ thì sau ba tuần rượu,
hai tuần trà mới được … lui mâm! Khi đốt áo quần vàng mả, đồ đốt cháy
hết người ta rưới vào đó ít rượu với tâm niệm để người dưới suối vàng …
nhận lễ!
Trong các lễ hội cúng đình, cúng miễu, rượu cũng luôn luôn có mặt, và giữ vai trò quan trọng
về mặt nghi lễ! (Trừ lễ Phật ở chùa, bởi rượu là thứ giới cấm của Phật
giáo)
Rượu ngon chắt để bàn thờ
Ba bốn năm không lạt (nhạt), sao giờ lạt đi?

5. Rượu để uống

Như chúng tôi vừa nói, rượu chủ yếu là để uống. Các hình thức uống rượu,
mục đích của việc uống rượu vốn rất đa dạng, phong phú.
5.1. Uống rượu … một mình: chỉ một người, một bình rượu đế nhâm nhi để giản
gân cốt sau một ngày đào mương, vét cỏ, làm vườn, cấy ruộng, … Hay người
trong cuộc có chuyện buồn đau trong đời không thể bày tỏ cùng cộng
đồng, người ta cũng mượn rượu để giải khuây.
Hồ Xuân Hương ngày trước đã có câu thơ nổi tiếng miêu tả tình cảnh đó:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh (Tự tình)
Rượu càng uống cảng tỉnh, mới là nỗi đau lên đã lên đến tận cùng!
5.2. Rượu uống với bạn bè để vui vẻ: dân gian thường nói trà tam rượu tứ.
Uống rượu, ít khi một mình. Thường mâm rượu có hai, ba, bốn, … thậm chí
cả … chục người cùng nhau “nâng ly, cạn chén”. Người dân miệt sông nước
Cửu Long có đặc tính hào phóng mỗi khi rượu đã vào. Có khi lúc đầu mâm
rượu bày trước cửa sân nhà chỉ vài người, sau một hồi, … gặp bất cứ ai
đi ngang (không phân biệt quen hay lạ) đều được gia chủ mời vô … uống!
Chuyện cười ra nước mắt cũng xảy ra: những vị khách “trên trời rơi
xuống” này, uống đã, say lăn ra ngủ. Khi tỉnh lại cả chủ lẫn khách không
ai nhận ra ai, bởi họ chẳng … quen nhau!
Mỗi khi có khách ở xa đến chơi thì gần như chắc chắn sẽ có … nhậu, bởi khách đến nhà không gà thì vịt, vậy mà!
Đồ ăn, thức nhấm sang thì:
Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa.
Nhiều lúc cao hứng chỉ vài cần vài con khô cá sặt, khô cá trê, thậm chí chỉ
là trái chuối chát, trái khế, trái me dốt với chén mắm ruốc, vài cục
muối, mấy trái ớt, … họ cũng nhậu được!
Về chỗ nhậu thì trong nhà, ngoài vườn, trên bờ mương, đầu ruộng, … miễn là có chỗ ngồi được là xong.
Ở miệt này, thường uống bằng ly (loại dùng uống trà), kích cỡ lớn nhỏ
khác nhau. Uống rượu cũng có nhiều cách. Chơi nguyên táo, tức là uống
cạn cả ly; cưa hai cho đậm đà tình nghĩa, tức là người trước uống nửa
ly, người sau uống nửa ly còn lại. Theo cách uống này, thì ai lớn tuổi
hơn được kính trọng mời uống, người nhỏ hơn uống sau. Có khi, để tỏ rõ
sự sòng phẳng trong bàn nhậu họ tự giao ai bưng ly nấy uống, như vậy đỡ
tốn tiền đò! (tức chuyền tới chuyền lui).
Nếu nhưở nhiều nơi ngoài miền Bắc trong mâm rượu, mỗi người được “phân” một
chung, rượu rót đầy ai muốn uống sao thì tùy lượng, còn ở vùng này ít
khi uống rượu cách đó, cả mâm chỉ dùng chung một ly. Bàn rượu cử “chủ
xị” làm người cầm chai rót và chuyền. Chủ xị thường phải công bằng,
chuyền cho đủ và không được quên ai, kỵ nhất là “quên mình” (nếu xảy ra,
sẽ bị coi là ăn gian, bị phạt nặng). Muốn “từ chức”, chủ xị phải tự
uống 3 ly, ai cãi chủ xị, nếu sai cũng bị phạt 3 ly, nếu chủ xị (tức bỏ
qua ai đó trong mâm), sẽ bị phạt, … Uống rượu thì phải cạn đáy, ai uống
còn sót lại chút ít, bị cho là “kê tán” … sẽ bị cười, bị mất danh của …
người nhậu!
Ai đến sau, hoặc về trước cũng bị phạt theo “luật” vào ba, ra bảy (đi trễ uống liên tiếp 3
ly, về trước thì phải “nốc” … 7 ly!), ...


Đánh giá tửu lượng, dân ăn nhậu truyền nhau bài vè:
Một ly nhâm nhi tình bạn
Hai ly giải cạn tình sầu
Ba ly mũi chảy tới râu
Bốn ly nằm đâu gục đó
Năm ly cho chó ăn chè
Sáu ly ai nói nấy nghe
Bảy ly le le lội nước,
Tám ly chân bước chân quỳ
Chín ly còn gì mà kể
Mười ly khiêng để xuống xuồng …
Xem ra, đây chỉ là bài vè dùng để chế nhạo người có tửu lượng yếu, mới có
bảy, tám, … ly đã bước, đã quỳ! Sự thật, có người tửu lượng đến 1 – 2
lít là chuyện … thường! (đương nhiên còn tùy theo chất lượng nồng độ của
rượu nữa!)
Ngoài uống, rượu còn dùng pha với để tắm cho trẻ con mà dân gian cho là phòng gió độc, chóng
trúng nước! Rượu dùng để tẩy rửa những nơi có mùi xú khí!

6. Mấy điều suy ngẫm

6.1 Những nét đẹp
Rượu trở thành “đối tượng” để người hiện tại giao tiếp với người khuất mặt.
Mượn men rượu nhờ thánh thần chứng kiến con cháu hiện tiền làm ăn, chung
sống vẹn tình trọn nghĩa.
Giúp con người thêm mạnh mẽ giữa vùng hoang vu thời mở cõi, giúp con người khuây khỏa tinh thần, …
Rượu thắt chặt tình thâm thủ túc, bằng hữu, người lạ hóa quen, nhiều khi nhờ một ly rượu … tình cờ.
Trong bữa rượu sự công bằng, nét đẹp trọng tình giữ nghĩa vẫn còn được lưu giữ qua từng ly rượu mời, rượu uống
Rượu giúp con người thêm khỏe mạnh nếu uống với lưu lượng vừa phải, hợp lý.
Rượu cũng mang lại những giá trị kinh tế cho người miệt đồng. Hèm rượu được
nông dân dùng nuôi heo tăng thêm thu nhập, nhiều gia đình thoát nghèo
nhờ mô hình đó, …


Rượu bia ký sự Chum%20ruou577076

6.2. Những nét đẹp

Không phải nói nhiều, dân gian đã cảnh báo ngay:
Rượu nhạt uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
Điều thường gặp là “rượu vào, lời ra", nói nhiều, nói dài nhưng không ý thức
hết điều đã nói, gây chuyện “đa ngôn đa quá" (nhiều lời thì càng nhiều
lầm lỗi). Chí ít, cũng phiền nhiễu đến người xung quanh:
Ở đời chẳng biết sợ ai,
Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày.
Sai be bét không làm chủ được mình, gây rối trật tự, … thậm chí dẫn tới phạm pháp, để lại những hậu quả không lường!
Nhiều người, mượn rượu để đánh giá con người “nam vô tửu như kỳ vô phong” một
cách cực đoan, khích bác, vô lý, gây mất đoàn kết, hiềm khích không
trọn vẹn của tình làng nghĩa xóm!
Uống rượu không điều độ, bỏ công ăn việc làm, hao tiền tốn của thiệt hại
không nhỏ về kinh tế. Dân gian phê phán những con người ấy, thế này:
Rượu chè, cờ bạc lu bù,
Hết tiền đã có mẹ thằng cu bán hàng
Hay:
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
Về sức khỏe, rượu gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe cho con
người, các chứng bệnh nan y phần lớn có nguyên nhân do rượu gây nên!
Không thể tách rượu ra khỏi đời sống, nó đã trở thành nét sinh hoạt độc đáo,
thú vị mà người bình dân tạo nên. Vấn đề là làm sao người dùng đủ “tỉnh
táo” sử dụng nó một cách hiệu quả và hợp lý nhất!
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by hongphuc Sun Dec 19, 2010 8:24 am

Anh Đang Phương ơi! Đúng là anh quá sành về rượu .Đúng như anh đã nói rượu có nhiều công dụng trong đời sống .Nếu chúng ta biết dùng có chừng mực thì rượu rất tốt .
Anh ơi rượu uống có chừng .
Rượu tình, rượu nghĩa xin đừng bê tha .
Rượu vào ắc thì lời ra
Lời qua tiếng lại thế là xa nhau .

Rượu vào ruột dạ quặn đau
Gan chai lách cứng mắt sâu nhanh già .
Thân thể tàn phá xót xa
Lời răng giảm bớt nhớ mà ghi sâu .

Dùng đúng rượu rất đẹp mầu
Men nồng tình đến bắt cầu tri âm .
Ở đời muôn sự tại tâm
Xin đừng mê rượu mà sầu nha anh .
Hồng Phúc . Vài dòng xin đóng góp cùng anh Dang Phương về chuyện rượu
hongphuc
hongphuc

Tổng số bài gửi : 634
Join date : 01/07/2010
Age : 62
Đến từ : Buôn Hồ ,Daklak.Viet Nam

http://www.hôing.org

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by dangphuong Sun Dec 19, 2010 8:31 am

Anh Hồng Phúc ơi! Anh nhầm rồi, tui rất tệ về rượu. Bài viết trên tui rinh về từ net.
Trong này, chỉ có Lão Tế là sư phụ về cái vụ này.
Buôn Hồ mùa này chắc lạnh lắm phải không anh. Mọi nhà trên đó đã bắt đầu giăng đèn Noel chưa?
Chúc anh ngày chúa nhật bình an.
dp
Rượu bia ký sự 743335
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by bệ phóng Sun Dec 19, 2010 9:07 am

tiểuthơ đã viết:Trong này Lão Tế chỉ nói đến độ sôi vậy còn độ đông đặc?Một điều lạ rất ít người biết , độ đông của chất cồn rất thấp.TT(nick mới) đã làm một "thí nghiệm" nhỏ : Bỏ một chai rượu đế thường khoảng 35độ vào ngăn đá của tủ lạnh(-5 đến-15 độ) cả đêm không đông lấy ra vẫn uống được.
Hihi.. nhớ rùi.. cái dzụ nầy có liên quan đến câu đố của Đạt tiểu thơ, lâu quá lão quên mất..
Rượu đông đặc ở nhiệt độ rất thấp (-114°C), trong các nhiệt kế thông thường để trong nhà dùng để đo nhiệt độ phòng thì nó có thể đo từ -50°C đền 50°C lận, không chỉ tủ lạnh, ngay cả ngoài trời tuyết rơi thì e rằng rượu chẳng thể đông được đâu..

@DP: Cám ơn anh về bài sưu tập bổ sung. Bài ký sự nầy còn vài tập nữa, nhưng chắc phải bổ sung nhiều về rượu đế quá.

@HongPhuc: Anh HP ui..! Ngày xưa Lý Bạch chỉ tuôn trào thơ khi có rượu, mà ở đây nhiều người thơ hay lắm cho nên có bao nhiêu "bợm" thì hổng biết thiệt đó
Rượu bia ký sự 99480 Rượu bia ký sự 99480
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Nơi tôi chào đời

Bài gửi by bệ phóng Sun Dec 19, 2010 9:27 am

Rượu bia ký sự 13551286-983
Trong sản xuất công nghiệp thì người ta cố gắng tạo ra chùng tôi tinh chất (thực tế chỉ là 97%), rồi thì pha với nước cất tinh chất để tạo ra rượu từ 30° - 40° (30-40% rượu tinh chất), rồi thì thêm màu, mùi theo từng loại rượu và đóng chai.

Như các bạn đã biết thì mía ép lấy nước để làm đường. Từ nước mía, phải trải qua bao nhiêu công đoạn, bao nhiêu hóa chất tẩy màu, tẩy mùi.. cuối cùng mới kết tinh được hạt đường trắng mà không màu không mùi.

Người ta phải tạo kết tủa nhiều lần, nhiều cấp để có được nhiều thứ bậc của đường với nhiều hóa chất cứ thêm vào. Cuối cùng, khi không còn làm đường được nữa thì một chất lỏng sền sệt đậm màu được thải ra gọi là rỉ đường. Nó vẫn còn chút ít đường sót lại, có vị ngọt, nhưng không đũ khả năng để kết tủa, lại quá nhiều hóa chất tẩy rửa trong đó, bỏ thì uổng mà lấy thì độc, thế là người ta pha loãng và cho nấm men vào rồi thì chưng cất để tạo ra chúng tôi.

Tất nhiên là khi lên men thì các anh em họ hàng độc hại mà tôi đã giới thiệu như Furfural, Aldehyd.. cũng được tạo ra, vì vậy khi chưng cất thì ngoài giòng họ tôi ra còn các anh em họ đi theo, rồi thì nước và các chất độc hại khác cũng kèm theo vì như giới thiệu ở trên thì chúng tôi chỉ có thể đạt 97 – 98% mà thôi.

Để an toàn cho “cồn thực phẩm”, người ta phải dùng tháp chưng cất chuyên dùng với nhiều bậc chận nhằm ngăn cản các thành phần “ăn theo” ở nhiệt độ 80°C, rồi thì qua bộ làm lạnh để ngưng tụ chúng tôi thành giọt. Ấy vậy mà cũng không dễ gì loại bỏ hoàn toàn các anh em độc hại khác.

Đoạn đầu chưng cất thì các anh em họ nhẹ hơn chúng tôi bốc hơi trước, người ta cũng lấy nhưng chỉ sử dụng ngoài da như các loại rượu xoa bóp. Sau đó thì đến chúng tôi tinh luyện dùng để pha chế rượu,.. đến cuối thời kỳ chưng cất thì cho ra cũng giống rượu, nhưng là hằng loạt anh em họ khác cùng với các chất nặng hơn, bay hơi chậm hơn, và độ rượu lúc nầy chỉ đạt 90%. Người ta cũng sử dụng cho ngoài da và sát trùng mà tên gọi là “cồn y tế”.

Đó là nói về nguyên tắc, còn trong thực tế thì.. biết chết liền. Còn tùy vào công nghệ nhà máy ấy có đạt tiêu chuẩn để loại bỏ các anh em độc hại đến mức nào, rồi thì lương tâm người bán hàng, có dám loại bỏ hay tiếc rẻ mà tận dụng... (bởi vì “cồn y tế” thì cũng gần giống như “cồn tinh luyện” thôi mà..!!).

Thế rồi những chai rượu mang tên rượu “nhà” như rượu nếp, rượu lúa non.. những chai rượu thuốc như chuối hột, Minh Mạng, rượu rắn,.. những chai rượu mùi như rượu dâu, rượu cam.. hầu như đều được pha chế từ “cồn tinh luyện” và nước (cất hay lã thì đố biết) mà nó ngon và hại như thế nào thì thật khó mà biết hết.

Để cho dễ hình dung hơn, từ đây thì tôi sẽ gọi “cồn tinh luyện” là “rượu nguyên chất”, thí dụ chai rượu 40° thì có 40% là rượu nguyên chất, 60% là nước và một ít màu mùi..
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by hongphuc Sun Dec 19, 2010 11:06 am

dangphuong đã viết:Anh Hồng Phúc ơi! Anh nhầm rồi, tui rất tệ về rượu. Bài viết trên tui rinh về từ net.
Trong này, chỉ có Lão Tế là sư phụ về cái vụ này.
Buôn Hồ mùa này chắc lạnh lắm phải không anh. Mọi nhà trên đó đã bắt đầu giăng đèn Noel chưa?
Chúc anh ngày chúa nhật bình an.
dp
Rượu bia ký sự 743335
Cảm ơn Đang Phương dù sao đi nữa anh cũng có công sưu tầm và giới thiệu cho mọi người.
Buôn Hồ dạo nầy lạnh lắm anh ạ . Anh chị dạo nầy vẫn khỏe chứ ? .Anh em Buôn Hồ vẫn khỏe luôn anh ạ . Chúc anh chị có kỳ nghỉ ở quê nhà thật lý thú và đầy nghĩa tình .
Thân Chào .
Hồng Phúc
hongphuc
hongphuc

Tổng số bài gửi : 634
Join date : 01/07/2010
Age : 62
Đến từ : Buôn Hồ ,Daklak.Viet Nam

http://www.hôing.org

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by hongphuc Sun Dec 19, 2010 11:16 am

t.TeDien đã viết:
tiểuthơ đã viết:Trong này Lão Tế chỉ nói đến độ sôi vậy còn độ đông đặc?Một điều lạ rất ít người biết , độ đông của chất cồn rất thấp.TT(nick mới) đã làm một "thí nghiệm" nhỏ : Bỏ một chai rượu đế thường khoảng 35độ vào ngăn đá của tủ lạnh(-5 đến-15 độ) cả đêm không đông lấy ra vẫn uống được.
Hihi.. nhớ rùi.. cái dzụ nầy có liên quan đến câu đố của Đạt tiểu thơ, lâu quá lão quên mất..
Rượu đông đặc ở nhiệt độ rất thấp (-114°C), trong các nhiệt kế thông thường để trong nhà dùng để đo nhiệt độ phòng thì nó có thể đo từ -50°C đền 50°C lận, không chỉ tủ lạnh, ngay cả ngoài trời tuyết rơi thì e rằng rượu chẳng thể đông được đâu..

@DP: Cám ơn anh về bài sưu tập bổ sung. Bài ký sự nầy còn vài tập nữa, nhưng chắc phải bổ sung nhiều về rượu đế quá.

@HongPhuc: Anh HP ui..! Ngày xưa Lý Bạch chỉ tuôn trào thơ khi có rượu, mà ở đây nhiều người thơ hay lắm cho nên có bao nhiêu "bợm" thì hổng biết thiệt đó
Rượu bia ký sự 99480 Rượu bia ký sự 99480
Hi hi Cảm ơn Lão Tế đã cho mọi người hiểu thêm nhiều về " Họ hàng nhà Rượu". Đúng các cụ lúc nào cũng có" bầu rượu,túi thơ " luôn đi đôi với nhau .Men say tình lai láng chảy ,lời thơ tuôn trào ."Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu ..Vô tửu bất thành lễ..Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm .." Nói chung Rượu vừa hay vừa dở tùy con người dùng phải không anh .
Vài dòng HP xin chia sẻ cùng Lão Tế và anh Đang phương .Chúc quý anh luôn có nhiều niềm vui trong HN và giúp đàn em tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống .
Trân trọng kính chào .
Hồng Phúc .
Rượu bia ký sự 99480 Rượu bia ký sự 46634
hongphuc
hongphuc

Tổng số bài gửi : 634
Join date : 01/07/2010
Age : 62
Đến từ : Buôn Hồ ,Daklak.Viet Nam

http://www.hôing.org

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by bệ phóng Sun Dec 19, 2010 2:48 pm

hongphuc đã viết:
Hi hi Cảm ơn Lão Tế đã cho mọi người hiểu thêm nhiều về " Họ hàng nhà Rượu". Đúng các cụ lúc nào cũng có" bầu rượu,túi thơ " luôn đi đôi với nhau .Men say tình lai láng chảy ,lời thơ tuôn trào ."Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu ..Vô tửu bất thành lễ..Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm .." Nói chung Rượu vừa hay vừa dở tùy con người dùng phải không anh .
Vài dòng HP xin chia sẻ cùng Lão Tế và anh Đang phương .Chúc quý anh luôn có nhiều niềm vui trong HN và giúp đàn em tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống .
Trân trọng kính chào .
Hồng Phúc .
Rượu bia ký sự 99480 Rượu bia ký sự 46634
Hhihi.. chỉ là nói dóc chơi thui anh HP ui..!!
Vô tửu bất thành lễ..
Vô thêm một hồi.. chàng rể cha vợ cũng.. mầy tao.. Rượu bia ký sự 669943 Rượu bia ký sự 99480
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Người bản địa

Bài gửi by bệ phóng Mon Dec 20, 2010 9:23 am

Rượu bia ký sự 13558883-43f

Nếu như rượu công nghiệp được sản xuất từ thứ phẩm, phế phẩm của công nghệ đường, bánh kẹo.. thì rượu bản địa lại được làm từ gạo, nếp.

Người Việt đã rất khôn ngoan khi chọn gạo, nếp làm nguyên liệu sản xuất rượu, bởi vì gạo hay nếp đều là thực phẩm mà người ta có thể ăn trọn vẹn, không bỏ một chút gì. Ngoài tinh bột thì gạo, nếp, tấm.. còn chứa từ 8-10% đạm thực vật, cao hơn hẳn các loại khoai. Chỉ có bắp là có hàm lượng đạm gần với nó (nhưng hàm lượng chất xơ của bắp thì cao hơn).

Và nếu như uống nước cơm rượu thì ta sẽ thấy nó ngon ngọt hơn nước nho lên men bởi vì nho còn có độ chát của vỏ và hạt. Lên men rượu thì khác hơn cơm rượu một chút vì rượu còn nấu, chưng cất để lấy nước nên men thường nhiều tạp chất và tạo ra rượu cao hơn so với men cơm rượu.

Người ta nấu nếp hay gạo như cơm bình thường, yêu cầu là phải chín mà không quá nhão, trộn đều men theo đúng liều lượng, xong ủ cho men dậy đều thành cơm rượu, rồi chưng cất để tách rượu ra.

Vì là thực phẩm hoàn toàn, tháp cất rượu không cầu kỳ như tháp công nghiệp, chỉ cần một cái nồi nhỏ úp kín lên nồi lớn đựng cơm rượu. Hơi rượu bốc lên tụ trong nồi nhỏ, theo ống tre dẫn vào một cái “diệm”, trên diệm là thau nước mát làm lạnh, rượu hóa lỏng thành giọt và theo ống dẫn vào chai.

Chai đầu thì rượu rất trong và nồng độ vào khoảng 50° mà người ta gọi là “rượu gốc”. Chai cuối thì đục vì lẫn nhiều cơm rượu nhuyễn bay theo nước và nồng độ chỉ khoảng 20° mà người ta gọi là “rượu ngọn”. Cho dù là ngọn, là đục, nhưng có thể nói là gần như hoàn toàn vô hại, bởi vì nó là gạo chín, chỉ là không đẹp mắt một chút. Sau đó người ta phải pha các chai từ gốc tới ngọn để hạ nồng độ và tận dụng phần ngọn.

Bí quyết ở nấu rượu ta là “canh lửa”. Quá nóng hay quá nguội đều làm thất thoát rượu và rượu mang mùi vị chua hay khét... Người ta phải dùng những khúc cây to làm củi nấu để canh lửa liu riu vừa đũ (<100°C). Ở miền Tây Nam bộ trước đây thì người ta còn dùng phân bò, phân trâu khô làm chất đốt nấu rượu. Các loại phân nầy chỉ có mùi hôi nhẹ, nhiệt lượng khá lớn, cháy âm ỉ.. và quan trọng nhất là.. miễn phí, chỉ cần ra ruộng lượm về.

Nói là “gần như” bởi vì vẫn có một số ít anh em họ độc hại nhà chúng tôi mà trong quá trình lên men đã sản sinh ra. Còn nói vô hại là bởi vì sau khi cất rượu thì thành phần bả còn sót lại rất nồng mùi rượu, người ta gọi đó là “hèm” dùng để nuôi heo. Chẳng những vô hại mà rất bổ dưỡng, ngoài tinh bột đã chuyển hóa thành các thành phần dễ tiêu, hèm còn chứa nhiều khoáng vi lượng, một lượng lớn enzym giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Thậm chí một số người còn than là nấu rượu không lời, công sức nhiều, không cạnh tranh nổi về giá thành với rượu công nghiệp, nhưng họ vẫn phải nấu vì cần hèm để nuôi heo.

Dĩ nhiên là hèm thì người ta chẳng ai ăn vì nó là chất thải sau nấu rượu, nhưng từ hạt gạo bắt đầu nấu chín cho tới khi hèm thải bỏ thì suốt quy trình làm rượu luôn là những chất ăn được. Cho nên trong rượu đế không chứa một chút gì là độc như trong rượu công nghiệp. Cái gây hại cho con người là ở chỗ khác....
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by mèo con Mon Dec 20, 2010 11:27 am

Hic...hic...dzí con chuột...ai dzè lọt dzô hủ gụ của Lão Tế...bị sỉn gùi...hic...hic... Rượu bia ký sự 723703hỏng biết đường ga...
mèo con
mèo con

Tổng số bài gửi : 2218
Join date : 16/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by bệ phóng Mon Dec 20, 2010 12:21 pm

mèo con đã viết:Hic...hic...dzí con chuột...ai dzè lọt dzô hủ gụ của Lão Tế...bị sỉn gùi...hic...hic... Rượu bia ký sự 723703hỏng biết đường ga...
Hihi.. Mèo lọt hủ hèm chứ hổng phải hủ cá.. hihi..hổng biết đường ga thì cứ nằm đó chờ đi.. coi có con chuột xấu số nào té dzô thì Mèo cứ lụm..
Mà đúng là chữ nhiều thiệt.. lướt qua là muốn quờ quạng rùi.. Rượu bia ký sự 99480
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Rượu bia ký sự Empty Re: Rượu bia ký sự

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết